top of page

Hệ thống bảo hiểm hưu trí - Phần 1

Aktualisiert: 2. Dez. 2021



Trải qua nhiều năm tháng, hệ thống bảo hiểm hưu trí một lần nữa được tái cơ cấu vào năm 1992 và đặt nền móng cho một hệ thống an sinh xã hội (soziale Versicherung) phát triển nhất trong các nước.


Cùng xem qua hệ thống hình tháp này để hiểu hơn về hệ thống phân chia của bảo hiểm hưu trí




Hệ thống hình tháp gồm 3 tầng này ban đầu chắc chắn được nghĩ ra với tầng 1 đầu tiên: những quỹ lương cơ bản, gần như bắt buộc đối với mỗi người, người làm công (Angestellte) thì có gesetzliche Rentenversicherung, hay người kinh doanh (Selbstständige), hay người hành nghề tự do (Freiberufler) thì có BasisRente, Rürup-Rente.


Nói thêm một chút ở đây đối với các anh chị còn đang làm đơn xin unbefristete Aufenthaltserlaubnis (Niederlassungerlaubnis) thì ngoài những điều kiện như ở 5 năm liên tục tại Đức, có thu nhập đủ chi tiêu....thì 1 chỉ tiêu quan trọng là làm đủ 60 tháng với 1 công việc có cho lương hưu công (60 Monate Pflichtbeiträge oder freiwillige Beiträge zur gesetzlichen Rentenversicherung). Có nghĩa là:

- Nếu mình làm công: làm đủ 60 tháng có trả Pflichtbeiträge, tạm hiểu 60 tháng có được trả lương hưu công

- Nếu là tự kinh doanh (selbstständig) thì phải tự nguyện đóng đủ phần này. Vấn đề xảy ra là nhiều người sẽ không biết về phần này là phải tự túc, không nằm trong mục thuế, umsatz, hay bất cứ giấy tờ của tiệm, nên người thuộc nhóm này thường quên đóng, không biết để đóng, và lãng phí mất thời gian trôi qua. Đến khi cần gia hạn thì mới bắt đầu biết để đóng.

---> cách giải quyết lúc này đó chính là kí kết ngay lập tức 1 hợp đồng tự túc riêng BasisRente (được lợi về thuế) thuộc tầng 1, hoặc 1 hợp đồng private Rente riêng thuộc tầng 3 (xem phân tích ở dưới), để bù đắp lỗ trống về thời gian này. Với 1 trong 2 hợp đồng này được sở ngoại kiều công nhận mà không bỏ lỡ thời gian đã mất.


Với thời gian tầng 1 không còn đáp ứng đủ nhu cầu của tất cả mọi người. Sự phân chia trong gia đình phát triển khác, dân số gia tăng buộc một người trong gia đình không thể làm trọn vẹn toàn thời gian (vollzeit), và vì vậy quỹ lương hưu được tính toán trên mức lương và thời gian làm việc đã không đáp ứng được mức lương hưu tối thiểu cho thành viên hi sinh giờ làm việc của mình để chăm sóc nuôi dạy con cái.


---->Những quỹ lương hưu bổ sung Tầng 2 ra đời:

- Rieste Rente: dành cho gia đình lương trung bình, đông con. Phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ, hoặc thành viên dành toàn thời gian làm nội trợ trong gia đình.

- Betriebliche Altersvorsoge: doanh nghiệp ủng hộ người làm công, dựa trên việc cùng họ đóng góp vào quỹ lương hưu của họ. Bằng cách này doanh nghiệp và người làm công được hưởng ưu đãi về thuế.


Và cho đến hiện tại với tỉ lệ dân số già tăng cao gần nhất thế giới, Đức đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt ngân sách cho quỹ lương hưu công.


Năm 1955: 6 người đi làm sẽ trả cho 1 người lương hưu....thì vào

Năm 2030: 2 người đi làm sẽ trả cho 1 người lương hưu


Việc này dẫn đến việc xây dựng Tầng 3 trong Tháp lương hưu này, đó là quỹ lương hưu tư, hoàn toàn do 1 cá nhân tự đóng, tự xây dựng và tự lo cho tuổi già của mình. Bằng cách nào và khi nào? Mình xin chia sẻ vào một bài viết khác, từ khoá private Altersvorsoge, Vermögensaufbauf und Sicherheitsplanung


Người làm công nhận được bao nhiêu lương hưu sau 45 năm làm việc chăm chỉ


Đương nhiên càng đóng nhiều và càng đóng lâu thì bạn càng nhận được nhiều lương hưu. Và lương hưu (đáng tiếc) là vẫn phải đóng thuế, và bảo hiểm như thường.


Công thức tính lương hưu cho bảo hiểm hưu trí công (gesetzliche Krankenversicherung)


Lương hưu (brutto) = Entgeltpunkte x Zugangsfaktor x Rentenfaktor x aktueller Rentenwert


Entgeltpunkte: Với mức lương trung bình (3100€ brutto – số liệu năm 2020), bạn nhận được 1 Entgeltpunkte. Nếu lương gấp đôi, mức trung bình, bạn nhận được 2 Entgeltpunkte.


Zugangsfaktor: Nếu người làm công về hưu lúc 67 tuổi, tuổi hưu đủ được tính Zugangsfaktor = 1. Nếu tuổi hưu sớm 62, thì Zugangsfaktor = 1 – (0.3% * 48 tháng) = 0, 856.


Rentenfaktor: về hưu do tuổi già, không phải do ví dụ thương tật, mất khả năng lao động, được tính Rentenfaktor = 1.


aktueller Rentenwert: hệ số tiền Rente nhận được. Ví dụ năm 2017 là 28,66€ ở tây Đức, và 30,45€ ở Đông Đức.


Như vậy nếu người làm công đi làm 30 năm, hàng năm nhận mức lương trung bình và đóng bảo hiểm đầy đủ, tới năm 67 tuổi, anh ta sẽ nhận được lương hưu:


Entgeltpunkte

​Zugangsfaktor

Rentenfaktor

aktueller Rentenwert

​30

1

1

28,66 (số liệu năm 2017)

Như vậy sau 30 năm làm việc chăm chỉ người đàn ông tận tụy của chúng ta nhận được. -----> 860€ brutto / 1 tháng. Chưa kể đến thuế và bảo hiểm y tế vẫn phải trả (đương nhiên theo một định mức khác với lúc anh ấy đi làm)


Với tính toán như trên, thì có lẽ ai cũng nhìn thấy xu hướng bất lợi ngày càng rõ nét trong hệ thống bảo hiểm lương hưu công. Và như phân tích ở trên về tình hình dân số già của Đức, quỹ lương hưu công (gesetzliche Rentenverischerung) về cơ bản đã không đáp ứng đủ nhu cầu. Nếu bây giờ tuổi trẻ, có sức khoẻ, đi làm và đủ sống với, 3000€/tháng, thì có nghĩa là người đó cũng cần bằng ấy tiền khi anh ta già đi, không còn nhiều cơ hội về sức khoẻ và năng lực để làm việc nữa.


Ở đây mình phân tích thêm một chút nữa về lỗ hổng trong hệ thống bảo hiểm hưu trí này để thấy được sự cần thiết mà tầng 2tầng 3 bắt buộc phải được xây dựng mới tạo nên hệ thống bảo hiểm lương hưu vững chắc như vậy.






Tầng 1: Bảo hiểm hưu trí công (gesetzliche Rentenversicherung)


Trước hết bảo hiểm hưu trí công là gì? Bảo hiểm hưu trí nói chung là gì? Bảo hiểm hưu trí (Rentenversicherung) nói chung có 3 ràng buộc nhất định là chỉ được 'lấy' ra khi tuổi hưu sớm 62, hoặc tuổi hưu đúng 67, và chỉ được 'lấy' theo mô hình hàng tháng, và được lấy đến suốt đời.


Đối với người làm công ăn lương (trên 450€ / 1 tháng), thì hàng tháng bắt buộc phải đóng 18,6% lương Brutto (hoặc thấp hơn với Midijob) vào quỹ lương hưu công (gesetzliche Rentenversicherung) của chính người đó. Trong đó 9,3% được trừ trực tiếp vào lương bạn, 9,3% còn lại do chủ lao động đóng.

Ví dụ với lương Brutto 3000€ / 1 tháng, thì người làm công đóng 279€, chủ đóng 279€. Số tiền đóng hàng tháng không phải chịu thuế.


Đóng bảo hiểm ít nhất 5 năm, thì sau này bạn sẽ được nhận lương hưu ở tuổi hưu sớm 62 và tuổi hưu đúng 67. Trong trường hợp không đủ 5 năm (ví dụ chuyển về Việt Nam), bạn có thể xin hoàn lại số tiền đã đóng và qua đó từ bỏ mọi quyền lợi khi về hưu.


Người làm công có thể nhận được lương hưu ở tuổi hưu đủ 67, hoặc nhận được lương hưu sớm ở tuổi 62, với 2 điều kiện:

- làm việc và đóng đủ 45 năm

- làm việc và đóng 35 năm và chấp nhận lương hưu hàng tháng ít hơn 14,4% so với tuổi hưu đủ 67


Những người làm kinh doanh (Selbstständige) có thể tự đóng bảo hiểm hưu trí công, nhưng không phải bắt buộc


Trong trường hợp không may qua đời, vợ/chồng người mất có thể nhận được Witwenrente.


Bảo hiểm hưu trí BasisRente: Hình thức giảm thuế - Đối tượng người làm kinh doanh (Selbsständige)

Bảo hiểm hưu trí được xếp vô Tầng 1, và vẫn được đánh giá là một loại bảo hiểm cơ bản, dù rằnng nó hoàn toàn privat, do người dùng tự đóng. Vì tính chất của nó khá tương tự với bảo hiểm hưu trí công, dành cho người làm công, thì bảo hiểm hưu trí BasisRente là bảo hiểm dành cho người làm kinh doanh (Selbstständige), vì nhóm người này phần lớn không tham gia vào bảo hiểm hưu trí công.


Ưu điểm lớn nhất của loại bảo hiểm này là khả năng giảm thuế đến 100% vào năm 2025, hiện tại năm 2021 giảm đến 92%. Một tính toán nho nhỏ dành cho chủ tiệm:


Nếu Doanh Thu (Umsatz, trước thuế) năm đó của tiệm là 100.000, anh chủ tiệm là anh A không tự trả lương cho mình, mà chỉ lấy Lợi Nhuận (Gewinn) do tiệm đem lại. Những chi phí trong tiệm như lương nhân viên, tiền thuê nhà, điện nước...hết 30.000, vậy anh sẽ phải mức thuế 33,1% (tạm tính) trên 70.000€ --->23.170€ là số tiền thuế anh A phải trả


tiền thuế anh A trả = (100.000 - 30.000) x 33,1% = 23.170

Nếu anh A đóng 10.000€ vào quỹ lương hưu BasisRente, và ví dụ được hưởng lợi 100% thuế thì:

tiền thuế anh A trả = (100.000 - 30.000 - 10.000) = 19.896

và được lợi 3310€ vào quỹ lương hưu Basis của mình.


Ưu điểm thứ 2 của BasisRente là miễn đóng tiền hàng tháng nếu xảy ra trường hợp Mất khả năng lao động.

Nếu mỗi tháng anh A kí kết đóng 200€ vào quỹ lương hưu BasisRente, vào năm thứ 10 hợp đồng anh bị tai nạn, thương tật vĩnh viễn ở cánh tay, và mất khả năng lao động trong ngành nghề mà anh đang làm lúc trước khi bị thương tật. Quỹ bảo lương hưu BasisRente sẽ thay mặt anh tiếp tục đóng 200€/tháng vào quỹ cho đến khi anh đến tuổi hưu sớm 62 hoặc tuổi hưu đủ 67.


Ưu điểm thứ 3: được bảo toàn trong trường hợp tiệm, công ty, doanh nghiệp bị phá sản. Nếu những hình thức tiết kiệm đầu tư khác như chứng khoán, vàng hay nhà đất sẽ được dùng để siết nợ, nếu xảy ra trường hợp doanh nghiệp phá sản (Insolvent), thì quỹ lương hưu BasisRente lại không thuộc nhóm này. Việc còn lại chỉ là bạn phải chờ đến khi 62 hoặc 67 tuổi để tận hưởng nó mà thôi.


-----> còn tiếp....


Nếu anh chị nào quan tâm và muốn đặt câu hỏi trực tiếp về vấn đề 60 tháng lương hưu này, hay đăng kí ngay tham dự

Hội Thảo: Gói tiết kiệm nào hỗ trợ việc lên un? (unbefristete Aufenthaltserlaubnis)

Ngày : So., 12. Dez. , Lúc: 10:30 sáng

Hội Thảo online - Sự kiện không thu phí


Tham dự ngay hội thảo được tư vấn nhận miễn phí 1 bản check list các điều kiện lên un 1 buổi tư vấn riêng - 1 tiếng - cho tất cả các câu hỏi của anh chị.

- Điều kiện được lên un là gì?

- 60 tháng có đóng lương hưu là một tiêu chí quan trọng? Làm sao đạt được tiêu chí này?






156 Ansichten0 Kommentare
bottom of page